Người Huyết Áp Cao Có Nên Ngâm Chân Nước Gừng Hay Không?

Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng? Câu hỏi này chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc bệnh cao huyết áp. Bởi lẽ, gừng là loại gia vị thông dụng, gần gũi và rất dễ kiếm. Nếu sử dụng gừng để ngâm chân thì sẽ rất tiện dụng, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng: “Gừng chống chỉ định với người cao huyết áp”. Vậy, quan điểm đó là đúng hay là sai? Huyết áp cao có nên sử dụng phương pháp ngâm chân nước gừng không? Hãy giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây cùng chúng tô nhé.

Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng?- Sự thật là gì?

Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng
Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng

Nếu bạn đang thắc mắc: “Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng không?” Câu trả lời là: Có! Người bị huyết áp cao nên ngâm chân bằng nước gừng 3-5 lần/tuần sẽ góp phần ổn định huyết áp, tăng cường lưu thông máu. Lý do vì sao sẽ được phân tích trong phần dưới đây.

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale – họ Gừng Zingiberaceae, là dược liệu chứa tinh dầu, được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Theo y học cổ truyền nước ta, gừng tươi còn gọi là sinh khương, chữa cảm mạo phong hàn, làm ấm dạ dày trong trường hợp đầy trướng bụng, không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh.

Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra bằng chứng cho thấy tác dụng có lợi trên huyết áp của gừng. Các bằng chứng cụ thể được thu thập có thể kể đến như sau:

  • Theo nghiên cứu được đăng tải trên trang Nutrition.gov, các nhà khoa học đã phát hiện ra việc sử dụng gừng hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ huyết áp cao và bệnh mạch vành.
  • Nghiên cứu trên trang Pubmed: Phân tích 6 thử nghiệm lâm sàng về vấn đề “Bổ sung gừng có hạ huyết áp không?” cho kết quả như sau: Việc sử dụng gừng hàng ngày làm giảm cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu với nhóm người có độ tuổi trung bình ≤ 50 tuổi và lượng gừng sử dụng ≥ 3g/ngày. Huyết áp tối đa trung bình giảm 6,36mmHg, huyết áp tối thiểu trung bình giảm 2,12mmHg.

Như vậy, gừng hoàn toàn có thể sử dụng cho người cao huyết áp. Khi trời chuyển lạnh, sử dụng nước gừng nóng để ngâm chân rất tốt. Vì gừng giã nát kết hợp với nước ấm sẽ giúp giải lạnh và làm ấm cơ thể.

Ngâm chân bằng nước gừng giúp giảm huyết áp

người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng
Ngâm chân bằng nước gừng giúp giảm huyết áp

Ngâm chân bằng nước gừng giúp hạ huyết áp theo 2 cơ chế là giãn mạch và giúp tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng, giảm áp lực lên thành mạch.

Trước hết, ta cần tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh của cao huyết áp. Về vấn đề này, GS.TS Dương Trọng Hiếu có chia sẻ chuyên môn như sau: Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Vì vậy, nó chịu sự ảnh hưởng của 4 yếu tố:

  • Sức co bóp của tim: Tim càng co bóp mạnh, áp lực tác động lên thành mạch càng lớn.
  • Độ đàn hồi của thành mạch: Nếu thành mạch mềm, độ đàn hồi tốt thì dòng máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu thành mạch bị cứng, xơ vữa, độ đàn hồi kém sẽ làm cản trở dòng máu lưu thông, từ đó làm cho huyết áp cao lên.
  • Thể tích tuần hoàn: Bình thường thể tích máu lưu thông trong cơ thể từ 4-5l, khi thể tích này tăng làm huyết áp cũng tăng lên.
  • Chất lượng tuần hoàn: Độ nhớt của máu sẽ thay đổi nếu các thành phần trong máu thay đổi. Khi độ nhớt của máu tăng, sẽ dẫn đến cao huyết áp và ngược lại.

Tuy chỉ tiếp xúc ngoài da chân, nhưng nước gừng ấm thông qua phương pháp ngâm có thể giúp các huyệt đạo ở lòng bàn chân được lưu thông, giãn các mạch máu và giúp huyết áp giảm xuống từ từ. Như vậy, ngâm chân nước gừng nóng đã tác động vào 2 yếu tố gây tăng huyết áp là thành mạch và chất lượng máu, giúp tuần hoàn lưu thông tốt hơn.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: Người bị huyết áp cao có ngâm chân nước gừng được không?”. Và với những dẫn chứng trên đây, có thể khẳng định, người bị huyết áp cao nên ngâm chân bằng nước gừng 3-5 lần/tuần hoặc hàng ngày để ổn định huyết áp, đặc biệt là vào mùa đông.

Xem thêm >> Những Lợi Ích Tuyệt Vời Khi Ngâm Chân Thảo Dược

Hướng dẫn cách ngâm chân nước gừng giúp hạ huyết áp

Theo y học cổ truyền, ngâm chân nước nóng, nước thuốc là một trong những liệu pháp giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, ngâm chân sao cho đúng, giúp hạ huyết áp thì rất ít người biết. Dưới đây là một số phương pháp ngâm chân bằng nước gừng giúp hiệu quả hạ huyết áp đạt được cao hơn.

Ngâm chân nước gừng truyền thống

người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng
Ngâm chân nước gừng truyền thống

Công thức ngâm chân bằng nước gừng truyền thống:

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, nước sạch.
  • Chuẩn bị nước gừng ngâm chân: Có thể cắt gừng thành từng lát mỏng, xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Đun 1 lít nước đến khi nóng ấm rồi thả gừng vào. Đun tiếp với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp, lấy xuống. Không đun lửa quá to, quá sôi để tránh làm mất tinh dầu trong gừng.
  • Chuẩn bị chậu ngâm: Đổ nước gừng vừa chuẩn bị ra chậu ngâm chân, thêm nước để điều chỉnh đến nhiệt độ phù hợp.
  • Ngâm chân: Rửa sạch bàn chân và ngâm chân trong nước gừng ấm khoảng 15-20 phút. Có thể chuẩn bị thêm một phích nước nóng để thêm nước giúp duy trì nhiệt độ thích hợp.

Ngâm chân muối gừng

Theo y học cổ truyền, muối giúp làm tăng dẫn thuốc vào trong cơ thể, giúp tăng tính sát khuẩn. Kết hợp muối và gừng ngâm chân không chỉ giúp giảm huyết áp mà còn cải thiện các bệnh xương khớp, hôi chân và chứng mất ngủ. Công thức ngâm chân muối gừng hay được sử dụng như sau:

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 20g muối trắng, nước sạch
  • Chuẩn bị nước muối gừng: Gừng tươi cũng thái mỏng, đập dập hoặc xay nhuyễn như trên. Sau đó, cho vào 1 lít nước đã được đun nóng cùng với 20g muối. Tiếp tục đun hỗn hợp này trong 15 đến 20 phút với lửa nhỏ. Tắt bếp và lấy xuống.
  • Pha nước muối gừng ngâm chân: Nước muối gừng vừa thu được để nguội hoặc hòa thêm với nước lạnh đến nhiệt độ thích hợp khoảng 40°C đến 45°C. Ngâm chân từ 20 đến 30 phút. Không ngâm nước quá nóng.

Ngâm chân nước gừng có trong sản phẩm Ngâm Chân Hòa Khí Thang Bà Thông

Hòa khí thang Bà Thông là sản phẩm chăm sóc sức khỏe, được sản xuất từ các nguyên liệu 100% từ thảo dược thiên nhiên như: Thiên liên kiện, Nhục quế, Lá lốt, gừng gió, Hồng hoa, đại hồi, Phụ tử, Địa liền, Độc hoạt, Sa nhân, Dây đau xương. Sản phẩm có thể sử dụng để ngâm chân, gội đầu, tắm xông, có tác dụng giúp tăng cường lưu thông khí huyết, trao đổi chất và thông kinh hoạt lạc, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Hướng dẫn sử dụng Hòa khí thang Bà Thông

  • Ngâm chân : Pha túi lọc ngâm chân với nước sôi để nguội tầm 40 độ, nước cho ngập mắt cá chân, sử dụng khăn mặt để kết hợp pha đắp lên đầu gối, xoa bóp vùng bắp chân và gam bàn chân để giúp lưu thông khí huyết, tăng hiệu quả sử dụng.

Một số lưu ý khi ngâm chân nước gừng

  • Nhiệt độ nước ngâm chân: Nhiệt độ nước khi ngâm chân bằng nước gừng khoảng 40°C đến 45°C. Không nên chọn nhiệt độ quá nóng sẽ làm tổn thương da ở bàn chân khi ngâm, quá lạnh sẽ ít lấy được các tinh chất từ gừng.
  • Thời điểm ngâm chân: Mỗi ngày nên ngâm chân 2 lần, vào khoảng 10 giờ sáng và trước khi đi ngủ. Ngâm chân nước gừng nóng trước khi đi ngủ, ngoài cải thiện huyết áp, còn giúp cơ thể thoải mái, lưu thông máu tốt và giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.
  • Tư thế ngâm chân: Cần ngồi sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Ghế ngồi cần có điểm tựa lưng, chậu ngâm chân có độ cao phù hợp (>20cm), độ rộng của chậu cần chứa đủ cả 2 chân.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: “Người huyết áp cao có nên ngâm chân nước gừng không?”. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thêm được những thông tin hữu ích trả lời được băn khoăn về ngâm chân nước gừng cho người bệnh cao huyết áp. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm thảo dược ngâm chân, hãy liên hệ với Thảo Dược Mart để được tư vấn thêm bạn nhé.

  • Địa chỉ: 583 Nguyễn Trãi, Hà Nội
  • Email: duocbathong@gmail.com
  • Điện thoại: 0969.76.1080
  • Website: https://thaoduocmart.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969 76 1080